Đường Nguyễn Thiếp có lẽ là con đường ngắn nhất ở khu vực trung tâm Sài Gòn, chỉ dài 98m, lộ giới 10m.
Đường Nguyễn Thiếp nối 2 con đường nổi tiếng và sang trọng bậc nhất Sài Gòn là Tự Do (Đồng Khởi) và Nguyễn Huệ.
Đường này thời Pháp được đặt tên là Carabelli từ năm 1896. Đến ngày 22/3/1955, chính quyền Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Nguyễn Thiếp. Tuy nhiên sau 1975, không rõ lý do con đường này đổi thành Nguyễn Thiệp cho tới nay.
Trong lịch sử, không có nhân vật nào tên Nguyễn Thiệp. Còn Nguyễn Thiếp (1723-1804) có tên thường gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở huyện La Sơn tỉnh Nghệ An, nay thuộc huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh. Ông là người học rộng biết nhiều, đỗ Hương cống, được bổ làm chức Huấn đạo, rồi thăng Tri huyện. Vốn không ham danh lợi, không bao lâu sau khi làm quan, ông từ quan về ở ẩn dưới chân núi Thiên Nhẫn, vui thú sơn thủy. Chúa Trịnh Sâm vời ra làm quan, ông từ chối. Vua Quang Trung nhiều lần mời, ông nể lời tới gặp nhưng rồi lại quay về núi. Cuối cùng, vì nể tình nên ông chỉ nhận chức Viện trưởng Viện Sùng chính, chuyên lo dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, ông quay về núi. Vua Gia Long mến tài mời gặp, ông lấy cớ tuổi già để từ chối.
Một số hình ảnh đường Nguyễn Thiếp:
Một số hình ảnh khác có cùng góc ảnh với hình bên trên: