Người vợ khóc quằn quại bên thi thể chồng, em bé bị trúng bom xăng vừa chạy vừa khóc trong sợ hãi, người Sài Gòn nô nức đón quân giải phóng vào thành phố, binh sỹ Mỹ vui mừng khi được trở về quê nhà... là những khoảnh khắc khó quên của cuộc chiến hơn 40 năm trước.
Một máy bay vận tải C-123 của Mỹ bốc cháy khi đang chạy trên đường băng do trúng đạn cối của quân giải phóng trong trận chiến Khe Sanh, ngày 1/3/1968.
Các thi thể nạn nhân bị sát lính Mỹ sát hại chất đầy trên con đường dẫn vào một ngôi làng ở thôn Mỹ Lai, thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi ngày 16/3/1968. Trong vòng vài giờ, 504 người gồm nhiều phụ nữ và trẻ em đã bị lính Mỹ sát hại, trở thành một trong những ngày đen tối nhất của quân đội Mỹ.
Người dân phía Tây Nam Sài Gòn tháo chạy ngày 7/5/1968, sau khi các cuộc đụng độ với vũ khí hạng nặng nổ ra giữa quân giải phóng và binh sỹ chính quyền Sài Gòn.
Một trực thăng Mỹ đáp xuống đỉnh đồi tại Dak Tô, với những hàng cây cháy rụi vì đạn pháo, ngày 3/8/1968.
Một phụ nữ Việt khóc ngất bên thi thể chồng, được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể cùng 47 người khác gần Huế, tháng 4/1969.
Một trực thăng vận tải Chinook của quân đội Mỹ chuẩn bị cẩu một trực thăng khác khỏi một đỉnh đồi phía Tây căn cứ Chu Lai, ngày 27/4/1969. Chiếc trực thăng nhỏ bị trục trặc động cơ và được chằng bằng dây cáp để cẩu đi.
Hai em nhỏ đứng trước những gì từng là ngôi nhà của họ, cách Sài Gòn chừng 65km về phía Tây Bắc, ngày 14/6/1969. Toàn bộ khu vực đã bị đạn pháo của chính quyền Sài Gòn san phẳng hòng đẩy lùi quân giải phóng.
Rất nhiều người Mỹ, bao gồm các cựu chiến binh từng tham chiến đã tham gia biểu tình phản chiến tại đồi Capitol, ở Washington ngày 19/4/1971.
Cựu trung úy hải quân Mỹ John Kerry, khi đó 27 tuổi, lãnh đạo Hội cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh, được ủng hộ nhiệt liệt trước một phiên điều trần tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ở Washington, ngày 22/4/1971.
Nhiều binh sỹ chính quyền Sài Gòn theo sau những em nhỏ đang khóc vì hoảng sợ, trong đó có bé Kim Phúc, 9 tuổi (giữa), chạy trên tuyến đường gần thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh sau khi những quả bom na-pam được thả xuống nơi nghi có quân giải phóng ẩn náu, ngày 8/6/1972. Một quả bom đã rơi trúng nhà của người dân. Quần áo của bé Phúc bị bom làm cháy hết. Phan Thanh Tâm, em trai của Phúc (trái), bị bom làm mù một mắt.
Một gia đình cùng di tản trên quốc lộ 13, từ phường An Lộc, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước về Sài Gòn, ngày 19/6/1972.
Những người dân và binh sỹ bị thương nhẹ cố tìm cách leo lên một chiếc trực thăng của chính quyền Sài Gòn để di tản, tại khu vực An Lộc ngày 25/6/1972.
Binh sỹ chính quyền Sài Gòn hành quân trên một con đường tại thành phố Quảng Trị, giữa lúc giao tranh đang diễn ra ác liệt, ngày 28/7/1972.
Cảnh sát chính quyền Sài Gòn bịt mắt một phụ nữ bị nghi là thành viên của quân giải phóng bị bắt ngày 26/10/1972. Người này mang theo 15 quả lựu đạn trong trận chiến đêm trước đó tại Đà Nẵng.
Cờ Mỹ được hạ khỏi căn cứ tại Long Bình, cách Sài Gòn chừng 30km về phía Đông Bắc, để bàn giao căn cứ cho quân đội chính quyền Sài Gòn, ngày 11/11/1972. Đã có thời điểm đây là căn cứ Mỹ lớn nhất tại Việt Nam với 60.000 quân, năm 1969.
Quang cảnh lễ ký hiệp định chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, ngày 27/1/1973, với sự tham dự của Mỹ, chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, phái đoàn miền Bắc và đại diện chính quyền Sài Gòn.
Tù binh chiến tranh, Trung tá Robert L. Stirm được gia đình chào đón khi trở về quê nhà ngày 17/3/1973.
Binh sỹ Mỹ sung sướng hò reo, khi chiếc máy bay C-141 chở họ rời Hà Nội về nhà, ngày 28/3/1973.
Cảnh sát chính quyền Sài Gòn đụng độ với hàng trăm người biểu tình chống chính quyền, tìm cách tuần hành từ ngoại ô vào nội đô, ngày 31/10/1974.
Binh sỹ chính quyền Sài Gòn chen chúc lên chuyến tàu rút lui khỏi bãi biển Thuận An, gần Huế sau khi quân giải phóng liên tục chiến tháng 3/1975.
Hàng trăm phương tiện di tản thuộc đủ chủng loại đậu đầy một bãi đất trống, gần thị xã Tuy Hòa, Phú Yên, ngày 23/3/1975, sau khi tháo chạy từ Ban Mê Thuột và các khu vực khác ở Tây Nguyên.
Một ông bố gánh con di tản khỏi một ngôi làng gần Trảng Bom, Đồng Nai ngày 23/4/1975.
Binh lính chính quyền Sài Gòn và các phóng viên phương Tây chạy để tránh đạn, sau khi đạn cối của quân giải phóng rơi xuống trên cầu Tân Cảng, ngày 28/4/1975.
Trong phiên họp chung của quốc hội chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, ngày 28/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương bị đề nghị bàn giao quyền lực cho tướng Dương Văn Minh, trong nỗ lực cuối cùng nhằm tìm cách đàm phán với quân giải phóng.
Người Mỹ và người Việt đổ dồn về phía một trực thăng di tản khỏi Sài Gòn, ngày 29/4/1975.
Một trực thăng của hải quân Mỹ trên tàu USS Blue Ridge bị đẩy xuống biển để có chỗ cho thêm người di tản.
Dòng người bám đen trên cầu thang lên mái một ngôi nhà gần đại sứ quán Mỹ với hy vọng kịp lên trực thăng di tản.
Xe tăng của quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975, đánh dấu chính quyền Sài Gòn chính thức sụp đổ.
Người Sài Gòn nô nức đón quân giải phóng ngày 30/4/1975.