Những hình ảnh quý về Chợ Lớn (Sài Gòn) thập niên 1950 - một “Tiểu quốc Hoa Kiều” ở Việt Nam _TYSG

   

Chợ Lớn là một khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ ở Sài Gòn (kênh Tàu hủ trải dài trên địa bàn Quận 5 và Quận 6, về phía nam tới Quận 8 và về phía bắc tới Quận 10 và Quận 11 ở thành phố Hồ Chí Minh)

Đây vốn là một thành phố riêng biệt với Sài Gòn, gọi là thành phố Chợ Lớn. Nhưng kể từ những năm 1930 đến 1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau. 

Người Hoa sinh sống tập trung tại đây nhiều đến nỗi nơi đây còn được gọi với cái tên khác là “Tiểu quốc Hoa Kiều” ở Việt Nam 

Và hơn thế, Chợ Lớn còn được coi là “Khu phố Tàu” rộng nhất thế giới.

Vào thập niên 1940, dân số Chợ Lớn vào khoảng 200.000 người, đông hơn Hà Nội và chỉ sau Sài Gòn.

Đến Năm 1950, quá trình dung hợp giữa Sài Gòn và Chợ Lớn gần như đã hoàn tất. Toàn bộ thành phố dùng một tên gọi kép là Sài Gòn - Chợ Lớn.

Vào lúc này, trung tâm Chợ Lớn là một khu buôn bán sầm uất, nơi tập trung nhiều cửa hàng của người Hoa và các thương nhân Hoa Kiều phát đạt.

Cuộc sống ở nơi này vẫn luôn mang đậm dấu ấn của văn hóa người Hoa.

An ninh ở đây, vào thời gian này hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp.

Và cũng tồn tại song song những dấu ấn của người Pháp về kiến trúc và ngay cả trên đường phố

Mặc dù vậy thì “người Hoa vẫn là người Hoa” - Những gia đình người Hoa ở Chợ Lớn thời gian này vẫn luôn treo cờ Tưởng Giới Thạch - một lực lượng ngoại quốc đã đóng quân ở Việt Nam sau năm 1945 - một biểu tượng nguồn gốc xuất thân của chính con người họ

Đến năm 1956, tên gọi kép Sài Gòn - Chợ Lớn đã hoàn toàn bị bãi bỏ. Toàn bộ khu vực Chợ Lớn chính thức thuộc về đô thành Sài Gòn.

 

Nhưng có lẽ trong tâm tưởng của những người đã sinh sống và lập nghiệp nơi này, cái tên đó vẫn không bao giờ đi vào quên lãng.

Nguồn tổng hợp internet.