Tuyển tập những hình ảnh cây cầu nổi tiếng ở Chợ Lớn Sài Gòn xưa _TYSG

   

Như đã nói đến ở trên, khu vực Chợ Lớn có rất nhiều kinh rạch, vì vậy nơi này có nhiều cây cầu nổi tiếng, độc đáo nhất là Cầu Ba Cẳng:

Cầu 3 cẳng ở Chợ Lớn. bắc qua một cái Vàm (Ngã ba kinh rạch) của kinh Hàng Bàng, tiền xây dựng được nhà báo Nguyễn Văn Sâm và nhà bên vợ đóng góp (vợ ông Sâm là em gái của thương gia Trương Văn Bền). Cầu có tên tiếng Pháp là “Pont des 3 arches” (cầu có 3 nhịp vòng).

Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về cầu như sau: “Ở vùng quận 6, Chợ Lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt, hình dạng rất lạ, có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận… nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng.”

Cầu đã bị sập hồi năm 1990. Ngày nay, vị trí cầu này ở chỗ nối 3 đường Phan Văn Khỏe, Bến Bãi Sậy và Trịnh Hoài Đức.

Bắc qua kinh Tàu Hủ, từ quận 5 qua bên quận 8 ngày nay có cây cầu mà hầu như người Sài Gòn nào cũng nghe tên, đó là cầu Chà Và. Tên của cây cầu này có lịch sử hình thành đã tròn 100 năm. Còn trước đó từ thập niên 1920 trở về trước, có một cây cầu khác mang tên Malabars, vì xuống cấp nên bị phá bỏ và được thay thế bằng cầu Chà Và. Hai cây cầu này cách nhau chỉ vài chục mét, nằm ở vị trí có đông đúc người Ấn Độ định cư và buôn bán, vì vậy tên của 2 cây cầu đều có gốc gác liên quan đến người Ấn, đó là Malabars và Chà Và.

Cầu Chà Và xưa

Cầu Malabars

Cầu Malabars làm bằng sắt, khá giống với cầu Mống, nên có thể đoán rằng cầu này được xây dựng cùng lúc với cầu Mống (khoảng năm 1893). Cùng với sự kiện rạch Chợ Lớn, kinh Vạn Kiếp bị lấp vào năm 1925 để làm thành đường và xây cầu Chà Và (thay cho cầu Malabars), có thể suy đoán rằng cầu Malabars đã tồn tại từ năm 1893 đến 1925.

Khi cầu Malabars được thay thế bằng một cây cầu mới ở khu vực có nhiều người Chà Và sinh sống, giao thương, người dân gọi là cầu Chà Và, và cái tên cầu này còn giữ nguyên đến tận ngày nay sau tròn 100 năm.

Cầu Chữ Y

Cầu Chữ Y nối liền Quận 5 νới Quận 8. Cầu ᴄó hình ᴄhữ Y, từ đườnɡ Nɡuyễn Biểu ᴄủa Quận 5 bắᴄ qua hai ᴄᴏn kênh: kênh Tàu Hủ νà kênh Đôi để sanɡ khu νựᴄ ᴄhợ Rạᴄh Ônɡ νà khu νựᴄ ᴄù laᴏ Chánh Hưnɡ ᴄủa Quận 8.

Cầu ᴄhữ Y đượᴄ bắt đầu thiết kế từ nǎm 1937, khởi ᴄônɡ ᴄhính thứᴄ νàᴏ nɡày 13 thánɡ 12 năm 1938, đến 20 thánɡ 8 năm 1941 thì hᴏàn thành. Cầu ᴄó ba nhánh tạᴏ thành ᴄhữ Y, nên đượᴄ nɡười dân đặt luôn tên này, lâu nɡày tɾở thành tên ᴄhính thứᴄ.

Cầu Bình Tây ở Chợ Lớn năm 1888, ở trước chợ Lớn (cũ). Đó là cây cầu gỗ đầu tiên người Pháp xây dựng tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ban đầu cầu bằng gỗ, sau đó được thay bằng cầu thép, nâng cao thêm 2m: